Học viện Cán bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, không nằm ngoài sự vận hành của hệ thống đào tạo đại học nói chung về giáo dục quyền con người. Trong đó, chương trình, nội dung đào tạo cử nhân chính trị về môn học quyền con người là cần thiết, để đội ngũ sinh viên hiểu rõ về bản chất quyền con người và có kiến thức phản bác lại những luận điệu xuyên tạc trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ của thế giới và kỹ năng vận dụng vào thực tế để giải quyết những yêu của của nhân dân; tổ chức đáp ứng nhu cầu xã hội.
Ảnh minh họa. Nguồn: nhandan.vn
Hướng đích đào tạo cử nhân chính trị tại Học viện Cán bộ Thành Phố Hồ Chí Minh
1.1.Phải xác định rõ hướng đích đào tạo đại học
Hướng đích của một trường đại học lý do tồn tại của một tổ chức đó, hoặc có thể xác định (Tuyên ngôn sứ mạng (mission statement). Về bản chất hướng đích cần phải trả lời câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì?, làm như thế nào? và mục đích phục vụ cho ai?. Căn cứ vào hướng đích làm rõ trọng tâm của một tổ chức nói chung và của một trường đại học nói riêng hướng tới để đạt mục đích. Hướng đích của một trường đại học giúp cho đội ngũ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên hiểu rõ hướng tới đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Học viện Cán bộ T.P Hồ Chí Minh được thành lập, Theo Quyết định Số: 1878/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 10 năm 2014, của Thủ tướng chính phủ về Thành lập Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh. Tại Điều 2. Xác định… được mở ngành đào tạo và cấp văn bằng trình độ đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; thực hiện triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ; nghiên cứu và tư vấn về chính sách cho các cấp quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước. Như vậy, trong quyết định số: 1878/QĐ-TTg xác định rõ đào tạo đại học và sau đại học lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung nhiều trường đại học mở chuyên ngành chính trị học, trong đó có môn học quyền con người.
Tuy nhiên, mỗi một trường đại học xác định rõ hướng đích, tuyên ngôn sứ mệnh sẽ làm rõ trọng tâm của nhà trường, giúp giảng viên và sinh viên hiểu rõ nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng như thế nào hoặc hướng đích ở mỗi trường đại học thưc hiện sứ mạnh đó
Như vậy, hướng đích, tuyên ngôn sứ mệnh của Học viện Cán bộ, đào tạo đại học, trong đó đi sâu về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước. Đó là hướng đích đào tạo đại học của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh khác với các trường đại học khác.
Do đó, đối với chuyên ngành cử nhân chính trị học, trong đó phần học về quyền con người là một trong những môn học cơ bản, quan trọng trong chương trình, nội dung của hệ thống đào tạo cử nhân chính trị.
1.2.Về tầm nhìn đào tạo đại học của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh hướng đích hết sức quan trọng trong việc xác định những mục tiêu cụ thể của Học viện Cán bộ về đào tạo đại học. Về tầm nhìn cần phải định hình thấy rõ, sự trưởng thành, giá trị mà Học viện Cán bộ đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Hồ Chí Minh có bản lĩnh chính trị vững vàng, kỹ năng xử lý tình huống, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tầm nhìn có thể xem như một mục tiêu dài hạn và đem lại cho mọi thành viên niềm tin, khát vọng của Học viện Cán bộ sẽ đạt đến. Tầm nhìn cho thấy sự tự tin của một tổ chức cũng như mục tiêu lâu dài của tổ chức ấy. Điều này, cũng đồng thời có tác dụng như một ngọn đèn hải đăng dẫn tới thành công của một tổ chức. Bằng cách làm rõ mục tiêu dài hạn, Học viện Cán bộ chú tâm, hành động thống nhất cần phải thực hiện để đạt tới mục tiêu ấy. Chính vì vậy, tầm nhìn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với trường đại học nói chung và Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí minh nói riêng, cũng như đối với bất kỳ tổ chức khác.
Vì vậy, chương trình, nội dung đào tạo cử nhân chính trị học tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, trong phần giảng dạy và học tập về quyền con người bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 2025-2030-2045
1.3.Về giá trị cốt lõi.
Nếu như hướng đích phản ánh điểm tổng quát của nhà trường, tầm nhìn phản ánh cảm hứng và khát vọng, thì giá trị phản ánh trái tim và tâm hồn của nhà trường, những gì chúng ta ấp ủ và gắn bó với nó, coi đó là những nguyên tắc và những ưu tiên hàng đầu của chúng ta khi cần phải lựa chọn. Những giá trị cốt lõi (core values) của một tổ chức là những giá trị tạo thành nền tảng, trên cơ sở đó chúng ta tổ chức và quản lý mọi hoạt động của mình. Giá trị cốt lõi, là vấn đề cơ bản, quan trọng của mỗi trường đại học thực hiện cho được hướng đích đặt ra. Giá trị cốt lõi không phải là sự miêu tả những việc chúng ta đang làm, hay bản thân những chiến lược mà chúng ta sử dụng để hoàn thành hướng đích (sứ mạng), để thực hiện nhiệm vụ. Giá trị cốt lõi là nhân tố cơ bản quyết định cách mà chúng ta thực hiện công việc, đó chính là thực tiễn, hàng ngày mà chúng ta cần phải làm. Những giá trị này, có thể được hoặc không được tuyên bố như hướng đích và tầm nhìn, nhưng bao giờ cũng có một vai trò cốt lõi trong việc xây dựng tinh thần của nhà trường, và chính là cái làm nên linh hồn của trường đại học và tạo nên uy tín của nhà trường trong mắt công chúng.
2.Sự cần thiết và chương trình, nội dung môn học về quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Sự cần thiết về chương trình môn học về quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị tại học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu như giáo dục nhân quyền ở cấp độ phổ thông nhằm hình thành nhân cách, nhận thức và thái độ hành xử đúng đắn cho các công dân trẻ trong các vấn đề về quyền con người, cả ở hiện tại và trong tương lai, thì mục tiêu của giáo dục quyền con người ở cấp độ đại học trong các trường chuyên luật và không chuyên ngành luật là để đào tạo các chuyên gia trên lĩnh vực này.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều cơ sở đào tạo cử nhân Luật, trong đó 3 cơ sở đào tạo lớn nhất là Đại học Luật Hà Nội (khoảng 10.000 sinh viên), Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (khoảng 9.000 sinh viên), Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (khoảng 3.200 sinh viên). Các cơ sở đào tạo khác là Khoa Kinh tế - Luật trực thuộc Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Khoa Luật - Đại học Khoa học xã hội nhân văn thuộc Đại học Huế, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Khoa Luật - Đại học Đà Lạt, Khoa Luật Kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) và Khoa Luật kinh tế - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và một số cơ sở đào tạo khác. Trong số này, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh và Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội có một môn học riêng về quyền con người, ở các cơ sở khác, sinh viên hiện mới được nghiên cứu các nội dung về quyền con người lồng ghép trong chương trình học của một số ngành luật có liên quan là Luật quốc tế, Luật hiến pháp Việt Nam, Luật hiến pháp nước ngoài. Quyền con người được chú trọng đưa vào thành học phần bắt buộc tại các cơ sở như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đứng trước xu thế mới, các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật tập trung nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về quyền con người. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đưa vào đào tạo chương trình Thạc sỹ Pháp luật về quyền con người. Đã có nhiều cuộc hội thảo trong và ngoài nước thảo luận về vấn đề quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế.[1]
Hệ cử nhân chính trị học, hiện nay; chương trình nội dung tổng quát Sinh viên ngành Chính trị học được đào tạo cơ bản, hệ thống với những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực khoa học chính trị: Lịch sử tư tưởng chính trị; Quyền lực chính trị, Thể chế chính trị thế giới, Quan hệ chính trị quốc tế, Xã hội học chính trị và Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, Quản lý xã hội, Tâm lý học trong công tác quản lý - lãnh đạo....Sinh viên tốt nghiệp có học vấn tổng hợp, nhất là kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới hiện đại và đất nước, con người Việt Nam trên các phương diện: lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hoá.
Như vậy, cử nhân chính trị học về nội dung, chương trình gần với hệ cử nhân luật học. Do đó, cử nhân chuyên ngành luật gần với cử nhân chính trị học. Vì thế, chương trình cử nhân chính trị học cần phải có môn học về quyền con người.
Giáo dục quyền con người ở Việt Nam có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ; đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để quần chúng nhân dân hình thành nhận thức đúng đắn về quyền con người, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước; chống lại những hoạt động lợi dụng chiêu bài “nhân quyền” của một số nước phương Tây và các thế lực phản động, thù địch chống phá quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Phải xác định đây là môn học chính bắt buộc của cử nhân chính trị, nhằm cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ những kiến thức chủ yếu về quyền con người, từ đó hình thành ỏ họ tư duy khoa học và phương pháp nhận thức đúng đắn, khoa học về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quyền con người gắn với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia; trang bị cho họ kỹ năng vận dụng những kiến thức khoa học về quyền con người vào thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật và công tác quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực xã hội trực tiếp hay gián tiếp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân.
Ngoài ra, môn học quyền con người, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quyền con người, từ đó hình thành ở họ thái độ, tình cảm yêu quý, trân trọng các quyền con người của mình và của người khác, có ý thức đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm quyền con người trong xã hội.
Nội dung của môn học về quyền con người chứa đựng một lượng kiến thức vừa đủ để cho sinh viên nhận thức được những vấn đề cơ bản về quyền con người, như sự hình thành và phát triển tư tưởng nhân quyền trong lịch sử; khái niệm và đặc điểm quyền con người; những bảo đảm chung và bảo đảm mang tính pháp lý cho quyển con người; cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người;... Bên cạnh đó, cần thường xuyên hoàn thiện môn học, cập nhật và bổ sung những kiến thức mới, các cách tiếp cận mới và quan niệm mới về quyền con người; tổ chức và huy động giáo viên nghiên cứu khoa học về quyền con người phục vụ cho giảng dạy quyền con người.
2.2.Xây dựng chương trình, nội dung môn học quyền con người chuyên ngành cử nhân chính trị học tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Quyền con người là những giá trị cao quý, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội nên nhu cầu tìm hiểu kiến thức về vấn đề này ngày càng cao. Môn học quyền con người cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về quyền con người về nguồn gốc, các đặc trưng cơ bản về quyền con người dựa trên cơ sở sự phân biệt với quyền công dân; các quan điểm quốc tế, khu vực và các quốc gia về quyền con người; những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về nhân quyền và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người. Môn học cũng cung cấp quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người và cơ chế bảo đảm quyền con người và đấu tranh bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, môn học còn bồi dưỡng năng lực tư duy, phương pháp để nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân. Từ đó, nhận thức, hiểu rõ và tư duy khoa học có khả năng tổng kết thực tiễn, nhận diện những giá trị tiến bộ của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền công dân có thể vận dụng phù hợp với thực tế ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thiết chế và phương thức bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong môn học góp phần hình thành, củng cố thái độ tích cực trong tuyên truyền, vận động và chủ động thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân; ủng hộ và tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đấu tranh chống lại những biểu hiện xâm phạm quyền con người, quyền công dân trên thực tế.
2.1.2.Mục tiêu môn học
- Về kiến thức: cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về quyền con người như nguồn gốc, bản chất, các đặc trưng cơ bản, phân biệt quyền con người và quyền công dân; các quan điểm quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền con người; những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về nhân quyền và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo đảm quyền con người, cơ chế quốc gia bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đối thoại, đấu tranh bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Về kỹ năng: bồi dưỡng năng lực tư duy, phương pháp để nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, từ đó tạo khả năng tổng kết thực tiễn, nhận diện những giá trị tiến bộ của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền công dân có thể vận dụng phù hợp với thực tế ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thiết chế và phương thức bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.- Về tư tưởng: hình thành, củng cố thái độ tích cực trong tuyên truyền, vận động và chủ động thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân; ủng hộ việc tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đấu tranh chống lại những biểu hiện, áp đặt về quyền con người và xâm phạm quyền con người, quyền công dân trên thực tế.
2.2. Nội dung môn học: 06 Chuyên đề:
1. Lý luận về quyền con người, quyền công dân
2.Pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người
3.Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân
4.Qui chế Pháp lý về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Việt Nam
5.Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
6.Đối thoại và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay
- Tổng số tiết quy chuẩn: 60 tiết, lý thuyết: 40 tiết, thảo luận: 10 tiết, Tự nghiên cứu: 5 tiết, thi hết môn: 05 tiết
2.3. Các chuyên đề môn học
2.3.1.Lý luận về quyền con người và quyền công dân
-Mục tiêu:
+Về kiến thức: Cung cấp cho học viên những kiến thức lý luận về khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng của quyền con người; phân loại quyền, giới hạn, tạm đình chỉ quyền và vấn đề nghĩa vụ, trách nhiệm công dân; sự phát triển tư tưởng, các học thuyết, quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử và đương đại.
+Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình quyền con người, hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, hoạt động bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào các quan điểm tiến bộ, nhân văn, góp phần vào xây dựng, phát triển quan điểm của Đảng về quyền con người.
2.3.2. Pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người
-Mục tiêu:
+Về kiến thức: Trang bị cho học viên khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế về quyền con người với pháp luật quốc gia; nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người; các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và nội dung quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong luật quốc tế; cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người;
+Về kỹ năng: Bồi dưỡng cho học viên kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con người, quyền công dân; kĩ năng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền con người phù hợp với chuẩn mực chung về quyền con người trên thế giới;
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào tiêu chuẩn có giá trị phổ quát về quyền con người trên thế giới hiện nay
2.3.3.Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân
-Mục tiêu:
+Về kiến thức: Cung cấp cho học viên những kiến thức sau đây: cơ sở hình thành và quá trình nhận thức của Đảng về quyền con người, quyền công dân; nội dung các quan điểm cơ bản của Đảng về quyền con người và bảo đảm quyền con người; phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay;
+Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các quan điểm của Đảng vào đánh giá, giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan tới bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam;
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào quan điểm, chủ trương của Đảng; có trách nhiệm bảo vệ, vận dung và phát triển sáng tạo quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh mới
2.3.4. Qui chế pháp lý về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Việt Nam
-Mục tiêu
+Về kiến thức: Khái quát về hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền con người, quyền công dân; nội dung các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa và quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay.
+Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền con người, quyền công dân; rút ra được mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và thực tiễn Việt Nam, những hạn chế, bất cập và đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào hệ thống chính sách, pháp luật về thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.
2.3.5. Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
-Mục tiêu:
+Về kiến thức: Khái quát về các thiết chế trong hệ thống chính trị có vị trí, vai trò và chức năng bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phương thức bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế trong hệ thống chính trị; phương hướng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.
+Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra được kết quả, hạn chế trong mô hình hoạt động của các thiết chế bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở cả trung ương và địa phương; có thể gắn với ngành, lĩnh vực và cơ quan công tác của học viên.
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của các thiết chế trong hệ thống chính trị bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay.
2.3.6. Đối thoại và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay
-Mục tiêu:
+Về kiến thức: Vị trí, vai trò, ý nghĩa của đối thoại và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người, quan niệm, đặc điểm, phương thức và thực tiễn đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam; Phương hướng, nhiệm vụ của đối thoại và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam.
+Về kỹ năng: Bồi dưỡng cho học viên kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra được kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong đối thoại và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam.
+Về tư tưởng: Củng cố niềm tin, thái độ của người học vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tăng cường đối thoại và đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, môn học quyền con người là sự cần thiết trong chương trình, nội dung hệ cử nhân chính trị nói chung và Học viện Cán bộ nói riêng. Bởi lẽ, theo Quyết định Số: 1878/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 10 năm 2014, của Thủ tướng chính phủ về Thành lập Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, được mở ngành đào tạo và cấp văn bằng trình độ đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức tại Thaành phố Hồ Chí Minh
ThS. Đỗ Quốc Bình
Giảng viên, Khoa Lý luận, Học viện Cán bộ Thành Phố Hồ Chí Minh
[1] Tạp chí Lý luận chính trị http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/2901-giao-duc-quyen-con-nguoi-cho-sinh-vien-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te.html