Giáo dục quyền con ngừời ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ; đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để quần chúng nhân dân hình thành nhận thức đúng đắn về quyền con người, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước. Việc đưa nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị là việc làm cần thiết, góp phần biết, hiểu, vận dụng và phản bác các luận điểm sai trái về “nhân quyền” ở Việt Nam đối với các thế lực thù địch, củng cố nền tảng vững chắc cho sinh viên chuyên ngành chính trị trong tư tưởng và xác định rõ nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay.

1. Đặt vấn đề

Giáo dục quyền con ngừời ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ; đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để quần chúng nhân dân hình thành nhận thức đúng đắn về quyền con người, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước; chống lại những hoạt động lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" của các đối tượng thù địch, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 và hội nhập sâu rộng toàn cầu. Việc đưa nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị là việc làm cần thiết, góp phần biết, hiểu, vận dụng và phản bác các luận điểm sai trái về “nhân quyền” ở Việt Nam đối với các thế lực thù địch, củng cố nền tảng vững chắc cho sinh viên chuyên ngành chính trị trong tư tưởng và xác định rõ nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay.

2. Giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục đại học

Nhận thức tầm quan trong của giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân,  Ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp theo đó ngày 22/12/2021 Ban hành  Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chỉ thị nêu rõ giáo dục quyền con người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người.

Trong thực tế nội dung quyền con người đã được triển khai và quán triệt thực hiện ở tấr cả các chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân, từ bậc tiểu học, trung học, trung cấp và hệ thống các trường đại học. Các cơ sở giáo đại học phải kể đến những đơn vị tiên phong như: Đại học Luật Hà Nội,  Đại học Luật TP.Hồ, Khoa Luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế - Luật trực thuộc Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Khoa Luật của Đại học Khoa học xã hội nhân văn thuộc Đại học Huế, Khoa Luật thuộc Đại học Cần Thơ, Khoa Luật thuộc Đại học Đà Lạt, Khoa Luật Kinh tế thuộc Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) và Khoa Luật kinh tế thuộc Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh…

Với vai trò, chức trách trong công tác phổ biến, giáo dục đào tạo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người tại Việt Nam đồng thời làm rõ những yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay, trên cơ sở quy định của Bộ Chính trị,  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Cán bộ Thành phồ Hồ Chí Minh đã quán triệt thực hiện trong các chương trình giảng dạy, hội nghị, biên soạn tài liệu… phục vụ công tác chính trị của mình.

Trong chương trình cử nhân tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh nội dung quyền con người được đề cập tại mới được nghiên cứu các nội dung về quyền con người lồng ghép trong chương trình học của một số môn có liên quan, mà chủ yếu là Luật quốc tế, Luật hiến pháp Việt Nam, Luật hiến pháp nước ngoài... mà chưa có môn học riêng về quyền con người, do vậy phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, giáo dục quyền con người đối với sinh viên các ngành đặc biệt một số chuyên ngành có liên quan như Chính trị học, Luật học…

III. Sự cần thiết đưa nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, việc giáo dục, định hướng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên các trường đại học. Giáo dục quyền con người nhằm giúp sinh viên định hướng và hiểu rõ những giá trị nhân văn cao cả, tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm, hạnh phúc của con người.

Học viện là trường Đảng có sứ mệnh ưu tiên hàng đầu là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, ngang tầm nhiệm vụ, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bảo vệ, củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ngành chính trị học là 01 trong năm chuyên ngành đào tạo cử nhân của chủ chốt Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, là ngành khoa học xã hội liên quan đến các hệ thống quản trị và phân tích các hoạt động chính trị, tư tưởng chính trị, hiến pháp liên quan và hành vi chính trị, do vậy sự cần thiết nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mà một trong những nội dung mới được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 thành một chương riêng về quyền con người. Tuy nhiên, trong hệ đào tạo cử nhân chung cũng như cử nhân chính trị, Các nội dung giáo dục về quyền con người như trong môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, được giới thiệu một cách sơ lược trong bài Luật Hiến pháp, về quyền sở hữu, quyền thừa kế,... được lồng ghép trong một số chương trong Luật Dân sự, Hình sự… mà chưa có môn học riêng về quyền con người. Thêm vào đó, nội dung nhân quyền lồng ghép giảng dạy trong chương trình đại cương các môn còn sơ khai, phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ môn đối với giảng viên và kiến thức về lĩnh vực quyền con người của giảng viên.

Do đó, việc giáo dục quyền con người hiện nay trong chương trình cử nhân chính trị là cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đề ra những phương hướng, biện pháp thực sự hữu ích, góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục về quyền con người ở một chuyên ngành tiến tới hoàn thiện xây dựng sang các chuyên ngành phù hợp, mà liền kề là Luật học. Đây là yếu tố quan trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, toàn diện, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kiến thức rộng bản lĩnh về chính trị vững vàng. Đồng thời, phần nào đảm trách được sứ mệnh của sinh viên ngành chính trị, cũng như nhiệm vụ chính trị của Học viện trong đó có công tác thông tin, tuyên truyền trong nước và quốc tế về sự chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quyền con người.

Mặt khác, Giáo dục quyền con người hiện nay trong hệ thống trường chính trị là đặc biệt cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục về quyền con người ở nước ta. Đây là yếu tố quan trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Để làm tốt nhiệm vụ trên, khi xây dựng nội dung môn học quyền con người trong chương trình cử nhân chính trị cần:

Thứ nhất, trước mắt tích hợp nội dung quyền con người một cách hợp lý trong chương trình. Trong đó có tính tới đưa nội dung quyền con người vào giảng dạy thông qua việc sửa đổi giáo trình Nhà nước và  pháp luật hoặc pháp luật đại cương; đồng thời xây dựng môn học độc lập về quyền con người của chương trình cử nhân chính trị.

Thứ hai, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ  giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục để cung cấp và trang bị các kiến thức, kỹ năng và nâng cao nhận thức về quyền con người, vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của bảo vệ, bảo đảm quyền con người và giáo dục quyền con người.

Thứ ba, Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong giáo dục quyền con người, nhất là Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Côg đoàn, Hội Phụ nữ tri thức của Học viện.

Thứ tư, đầu tư giáo trình, tài liệu tham khảo chính thống. Bởi lẽ, trong thời đại bùng nổ thông tin, trên các trang mạng xã hội vô số các thông tin về quyền con người. Tuy nhiên, cần thống nhất nguồn tài liệu chính thống nhằm định hướng nội dung bảo đảm tính nhất quán theo quan điểm, đường lối của Đảng, Giảng viên, sinh viên nhận diện và phòng, chống các thông tin xấu độc về nhân quyền.

3. Kết luận

Giáo dục quyền con người trong chương trình đào tạo cử nhân chính trị là cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan tới nhiệm vụ, sứ mệnh của ngành, cũng như của Học viện Cán bộ, góp phần góp phần hình thành văn hóa quyền con người cho các thế hệ cán bộ chính trị sau này, biết xây dựng và hoạch định thực thi chính sách dựa trên sự tôn trọng quyền con người, quản lý dựa trên sự tôn trọng và phát triển quyền con người.

ThS. Phạm Duy Ngọc

Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh