Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu ngày càng cao về việc bảo vệ quyền con người, Đại học Mahidol của Thái Lan đã trở thành một trong những trường có kinh nghiệm tốt tại khu vực Đông Nam Á về giáo dục quyền con người. Với bề dày kinh nghiệm và các chương trình đào tạo đa dạng, Đại học Mahidol đã xây dựng thành công một môi trường học tập tích cực, giúp sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức lý thuyết mà còn được tham gia vào các hoạt động thực tiễn và nghiên cứu về quyền con người. Các phương pháp giảng dạy sáng tạo và gắn liền với thực tế của Mahidol, như học qua trải nghiệm, mô phỏng tình huống, và đối thoại đa chiều, đã giúp sinh viên phát triển tư duy phản biện, ý thức bảo vệ quyền lợi cá nhân và cộng đồng.
Đại học Mahidol
Đối với Việt Nam, mô hình giáo dục quyền con người của Đại học Mahidol cung cấp nhiều bài học về cách tổ chức và triển khai hiệu quả các chương trình giảng dạy trong môi trường đại học. Việc học hỏi từ kinh nghiệm của Mahidol có thể giúp các trường đại học Việt Nam tìm ra phương pháp phù hợp để thúc đẩy giáo dục quyền con người, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp sinh viên hình thành ý thức và trách nhiệm xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những kinh nghiệm quan trọng của Đại học Mahidol, từ đó đề xuất các giá trị tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người tại các trường đại học Việt Nam.
1. Giới thiệu:
Theo Đại hội đồng Liên hợp quốc thì GDQCN là (1) việc xây dựng kiến thức và sự hiểu biết về các chuẩn mực và cơ chế nhân quyền; (2) là việc học tập và giảng dạy theo cách tôn trọng quyền của cả người dạy và người học; (3) là trao quyền cho cá nhân để tận hưởng và thực hiện các quyền của họ và tôn trọng và bảo vệ các quyền của người khác (Đại hội đồng Liên hợp quốc, 2012). Giáo dục QCN có mục đích chính là xây dựng các giá trị nhân đạo, nhân văn, tạo ra văn hóa quyền con người trong đó tôn trọng quyền và phẩm giá của con người, củng cố và thực hiện các quyền cơ bản của con người trong khi không phân biệt màu da, giới tính, dân tộc cũng như để ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền (Tibbitts, 2017).
Theo Kingston (2014), GDQCN là tạo ra một nền văn hóa phổ quát về quyền con người thông qua việc chia sẻ kiến thức, truyền đạt kỹ năng và định hình thái độ. Các yếu tố này dẫn đến việc (1) tăng cường sự tôn trọng đối với quyền con người và các quyền tự do cơ bản, (2) phát triển toàn diện nhân cách con người và ý thức về phẩm giá của con người, (3) thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa tất cả các quốc gia, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, (4) tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia hiệu quả vào một xã hội tự do và dân chủ được quản lý bởi pháp quyền, (5) xây dựng và duy trì hòa bình, và (6) thúc đẩy phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm và công lý xã hội (Kingston, 2014).
Theo Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC), mỗi chính phủ đều có trách nhiệm thúc đẩy giáo dục nhân quyền (UNHCR, 2015). Cộng đồng quốc tế cũng đã thừa nhận giáo dục QCN kể từ khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) khởi xướng Chương trình Giáo dục Nhân quyền Thế giới nhằm thúc đẩy giáo dục nhân quyền theo Nghị quyết 59/113 của Đại hội đồng ngày 10 tháng 12 năm 2004 (UNGA, 2005). Theo đó, đã có ba giai đoạn giáo dục QCN trên thế giới được chia ra và trọng tâm như sau: giai đoạn 1 (2005-2009) tập trung GDQCN trong các hệ thống trường tiểu học và trung học; giai đoạn 2 (2010-2014) tập trung GDQCN cho sinh viên, giảng viên các trường đại học, công chức, viên chức người thực thi pháp luật và nhân viên quân sự; giai đoạn 3 (2015-2019) tập trung GDQCN cho các nhà báo, phóng viên, nhân viên truyền thông bên cạnh các đối tượng trên (UNGA, 2005).
Theo Keet (2006) ý nghĩa của việc giáo dục quyền con người bao gồm (1) tìm hiểu các căn cứ pháp lý về quyền con người, (2) diễn giải các quan điểm về quyền con người và diễn giải để hiểu những trải nghiệm về quyền con người, (3) nhấn mạnh vào các trụ cột về bình đẳng, không phân biệt đối xử, công lý, trao quyền, (4) tôn trọng sự khác biệt và sự chấp nhận các ý kiến khác nhau. Hơn nữa, Tibbitts (2017) cho rằng QGQCN sẽ giúp công dân tôn trọng các quyền của người khác, làm giảm tình trạng vi phạm QCN cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo đuổi chuyên môn về QCN trong tương lại (Tibbits, 2017).
Một số nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng việc giảng dạy QCN về các tình huống cụ thể, mở rộng và tăng cường sự tham gia rộng rãi của sinh viên sẽ thu hút được sự đồng cảm của sinh viên, giúp lớp học trở nên sôi nổi và các cuộc thảo luận trong lớp học diễn ra một cách có ý nghĩa (Gaudelli & Fernekes, 2004; Tibbitts & Kirchschlaeger, 2010). Tương tự như vậy, nghiên cứu của Selvam (2018) đã chỉ ra rằng các khóa học QCN giúp các sinh viên xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng kiến thức, kỹ năng và giá trị về QCN.
GDQCN đã được giới thiệu tại ở cấp độ ASEAN năm 2006 tại Thái Lan, trong đó nêu rõ các mục tiêu quốc gia của QDQCN là tạo ra các chương trình đào tạo cho các viện hàn lâm (Huright Osaka, 2006).
Ở cấp quốc gia của Thái Lan, GDQCN chưa được chính thức công nhận nhưng được thúc đẩy thông qua các tổ chức học thuật. Các mục tiêu chính của GDQCN ở Thái Lan bao gồm: (1) tạo ra một xã hội hòa bình và hài hòa, (2) thúc đẩy phát triển bền vững, (3) tôn trọng phẩm giá và sự phát triển của con người (Suwansathit, 1999). Đồng thời, chính phủ Thái Lan cũng đã trình báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền quốc gia để thúc đẩy GDQCN trong các khoa của trường đại học như khoa luật, khoa học chính trị, giáo dục, và y dược (UNHRC, 2016).
2. Thực tiễn về giáo dục quyền con người tại trường đại học Mahidol, Thái Lan
a) Giới thiệu chương trình đào tạo quyền con người tại Đại học Mahidol, Thái Lan:
Ở Thái Lan hiện nay, hiện có 3 trường đại học cung cấp các khóa học về quyền con người cho sinh viên đại học và sau đại học bao gồm Đại học Mahasarakham (Khoa khoa học chính trị), Đại học Khon Kaen (Khoa Luật) và Đại học Mahidol (Viện nghiên cứu quyền con người và hòa bình). Trong khi đó, Đại học Thammasat (Khoa Luật) cung cấp các chương trình đào tạo quyền con người chuyên biệt cho các cơ quan chính phủ và những người có quan tâm.
Viện Nghiên cứu Nhân quyền và Hòa bình (IHRP) là kết quả của sự hợp nhất giữa Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền và Phát triển Xã hội của Đại học Mahidol (thành lập năm 1998) và Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Hòa bình (thành lập năm 2004). IHRP kết hợp kinh nghiệm và góc nhìn mà cả hai trung tâm đều có. IHRP là tổ chức liên ngành độc đáo và đang định nghĩa lại các lĩnh vực nghiên cứu về hòa bình, xung đột, công lý và nhân quyền, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Trọng tâm nghiên cứu và giảng dạy của IHRP là thực tế xã hội và chính trị ở cấp cộng đồng, quốc gia và quốc tế. IHRP cam kết thúc đẩy nhân quyền và hòa bình bằng cách giáo dục những người thực hành nhân quyền và hòa bình, thúc đẩy các chương trình tiếp cận cộng đồng và các tổ chức quốc tế, và tiến hành nghiên cứu tiên tiến về các vấn đề quan trọng về QCN và hòa bình.
Về tầm nhìn, IHRP đóng vai trò hàng đầu trong Nghiên cứu Học thuật và kiến thực tiễn trong việc xây dựng Nhân quyền và Hòa bình.
Về sứ mệnh: thúc đẩy sự xuất sắc trong học tập về nhân quyền và hòa bình và thu hút cộng đồng tham gia vào quá trình chuyển đổi hướng tới công lý và hòa bình (Institute of Human Rights and Peace Studies | IHRP Mahidol University).
Hiện nay, khoa Quyền Con người và Hòa Bình của trường đại học Mahidol đang giảng dạy các sinh viên quốc tế hệ sau đại học chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ; và giảng dạy môn học tự chọn về quyền con người cho sinh viên hệ Cử nhân.
b) Phương pháp đào tạo QCN cho hệ cử nhân với tư cách là môn học tự chọn: Tên môn học: HPHR 101 Các khái niệm và nghiên cứu trường hợp về quyền con người
Các sinh viên (hệ cử nhân) tại đại học Mahidol tham gia vào khóa học GDQCN một cách tự nguyện (môn học tự chọn). Trong khóa học này, về mặt nội dung, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về luật nhân quyền quốc tế và quốc gia; nghĩa vụ của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi để đảm bảo các quyền con người; quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (như người lao động di cư, người tị nạn, phụ nữ, trẻ em, LGBTs); và các vi phạm nhân quyền thường gặp phải.
Về phương pháp giảng dạy, phương pháp giảng dạy có sự tham gia của sinh viên được áp dụng triệt để để nâng cao nhận thức của sinh viên về quyền con người. Ví dụ, sinh viên được yêu cầu phân tích quyền con người trong các trường hợp cụ thể, được khuyến khích thảo luận nhóm, chia sẻ quan điểm về các quyền và hành vi vi phạm quyền con người trong thực tế.
Ngoài ra, lý thuyết của sự thay đổi trong quá trình giảng dạy cũng được áp dụng như sau:
Bảng 1: Áp dụng mô hình lý thuyết thay đổi hành vi (của Tibbits 2017) vào giảng dạy bộ môn quyền con người trong trường đại học |
||
Đặc điểm của khóa học giáo dục quyền con người (GDQCN) |
Thay đổi nhận thức |
Thay đổi hành vi |
Cơ sở đào tạo |
Trường đại học Mahidol |
X |
Đối tượng mục tiêu |
Sinh viên đại học |
X |
Môn học |
HPHR 101 Các khái niệm và nghiên cứu trường hợp về nhân quyền |
X |
Hình thức tham gia |
X |
Tự nguyện (môn học tự chọn) |
Khu vực giáo dục |
Chính thức |
X |
Phương pháp giảng dạy |
Có sự tham gia |
X |
Bài tập |
Giao tài liệu đọc và thiết kế các hoạt động giúp học sinh tìm hiểu về nhiều hành vi vi phạm quyền khác nhau. |
X |
Ý nghĩa tích cực của việc áp dụng các mô hình này trong GDQCN cho sinh viên đại học đó là: (1) tôn trọng quyền con người. (2) hiểu được các tác động của các hành vi vi phạm nhân quyền đối với các nhóm dễ bị tổn thương. (3) Hiểu các nghĩa vụ của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người.
c) Phương pháp đào tạo QCN (hệ sau đại học) tại Viện nghiên cứu quyền con người và hòa bình, Đại học Mahidol
Các chương trình đào tạo QCN sau đại học đều áp dụng phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, đưa mục tiêu học tập của sinh viên vào thiết kế bài giảng, tăng cường sự tham gia của sinh viên vào quá trình giảng dạy. Cơ sở của những phương pháp này nằm trong khuôn khổ của khung Đảm bảo chất lượng mạng lưới đại học ASEAN (ASEAN University network quality assurance (AUN-QA)).
Mạng lưới đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA) được thành lập nhằm hiện thực hóa sứ mệnh hài hòa hóa các tiêu chuẩn giáo dục và tìm kiếm sự cải thiện liên tục chất lượng học thuật của các trường đại học trong khu vực ASEAN. Các hoạt động của AUN-QA được thực hiện theo Hiệp định Bangkok được thông qua năm 2000, trong đó đưa ra một loạt các hướng dẫn nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng như các công cụ để duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và các tiêu chuẩn học thuật chung của các trường đại học thành viên AUN. Kể từ khi Hiệp định Bangkok được thành lập năm 2000, AUN-QA đã tích cực thúc đẩy, phát triển và triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên phương pháp tiếp cận thực nghiệm, trong đó các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, thử nghiệm, đánh giá và cải thiện.
Để hoàn thành sứ mệnh của mình, AUN-QA tiến hành đánh giá chất lượng cho các Cơ sở giáo dục đại học là thành viên của mạng lưới. Các đánh giá này bao gồm Đánh giá chương trình AUN-QA và Đánh giá thể chế AUN-QA. AUN cũng tiến hành các hoạt động khác bao gồm xây dựng năng lực, các chương trình tiếp cận cộng đồng và hệ thống quản lý kiến thức và hỗ trợ cho các thành viên và nhân viên nguồn lực của mình. Bao gồm việc tổ chức các hội nghị khu vực và quốc tế, hội thảo hiệu chuẩn cho các Đánh giá viên AUN-QA, dịch vụ đào tạo, dịch vụ học từ xa và các cuộc họp chính sách.
Các tiêu chuẩn của AUN-QA sẽ bao gồm:
- Tổ chức có trách nhiệm chính về chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng thúc đẩy sự cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của tổ chức.
- Đảm bảo chất lượng là một quá trình hợp tác và có sự tham gia ở mọi cấp độ, kết hợp sự tham gia của đội ngũ giảng viên, sinh viên và các bên liên quan khác.
- Văn hóa chất lượng là nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức, bao gồm giảng dạy, học tập, nghiên cứu, dịch vụ và quản lý.
- Một hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ có cấu trúc và chức năng với trách nhiệm được xác định rõ ràng được thiết lập.
- Hệ thống chất lượng được ban hành và hỗ trợ bởi ban quản lý cấp cao để đảm bảo thực hiện hiệu quả và tính bền vững.
- Cần cung cấp đủ nguồn lực để thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng hiệu quả trong tổ chức.
- Tổ chức phải có cơ chế chính thức để phê duyệt, đánh giá định kỳ và giám sát các chương trình và giải thưởng.
- Chất lượng được giám sát và đánh giá thường xuyên nhằm mục đích cải tiến liên tục ở mọi cấp.
- Thông tin có liên quan và hiện tại về tổ chức, các chương trình, thành tích và quy trình chất lượng của tổ chức phải được công khai cho công chúng.
Cụ thể, đối với chương trình đào tạo Tiến sỹ về QCN và hòa bình tại Mahidol (IHRP), triết lý giảng dạy hướng dẫn của IHRP là trao quyền nhằm mục đích truyền cảm hứng cho những người tạo ra sự thay đổi trong lĩnh vực quyền con người và hòa bình. Để đạt được những kết quả học tập này, các giảng viên cố gắng giao tiếp rõ ràng, thích ứng với nhu cầu thay đổi của sinh viên và sẵn sàng hỗ trợ sinh viên tại các thời điểm khác nhau trong quá trình học tập của họ. Các hoạt động học tập và các phương tiện khác nhau như video và powerpoint được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm cho sinh viên. Các định dạng thảo luận theo kiểu hội thảo… thách thức sinh viên phản ánh một cách phê phán và tổng hợp những gì họ đã đọc cho các bài tập của một tuần nhất định. Các giảng viên, sinh viên và nhân viên IHRP mang đến những nền tảng, kiến thức và quan điểm khác nhau cho môi trường học tập và triết lý giáo dục của IHRP phát triển mạnh mẽ nhờ sự đa dạng này.
Phản hồi từ sinh viên
Sinh viên được hưởng lợi từ sự đa dạng của các chương trình được cung cấp, cơ hội sống trong một cộng đồng đại học gắn kết chặt chẽ, tương tác với sinh viên Thái Lan cũng như cộng đồng địa phương xung quanh. Sinh viên đến từ các nền văn hóa và trình độ kinh nghiệm khác nhau rất nhiều, điều này khiến việc học hỏi lẫn nhau trở nên thú vị, với cuộc tranh luận kích thích diễn ra từ các quan điểm thế giới khác nhau nhưng vẫn thống nhất trong cam kết của họ đối với quyền con người. Yếu tố đồng chí mạnh mẽ được xây dựng thông qua những trải nghiệm chung này kéo dài sau khi kết thúc chương trình, với các cựu sinh viên của chương trình tạo thành một nguồn lực vô giá.
Nghiên cứu do sinh viên thực hiện tạo ra một nguồn lực quan trọng trong một lĩnh vực cần có nghiên cứu có mục tiêu, chất lượng. Sau mười năm của chương trình Thạc sĩ Quốc tế về Nhân quyền, gần một trăm luận án đã được hoàn thành hoặc đang trong quá trình hoàn thành. Các chủ đề của họ tập trung vào các vấn đề cấp bách hiện tại trong lĩnh vực nhân quyền liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm quyền tiếp cận công lý, quyền có lương thực, giáo dục, sức khỏe và quyền của các nhóm như người di cư, trẻ em, người bản địa và các nhóm dân số dễ bị tổn thương khác. Một số chủ đề gần đây nhất mà sinh viên đề cập bao gồm quyền tiếp cận công lý cho phụ nữ bị buôn bán ở Mông Cổ; quyền làm việc của người tị nạn ở Hà Lan; Giáo dục về nhân quyền và hòa bình ở Nepal; Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền đối với chương trình y tế ở Thái Lan.
Thách thức và mối quan tâm
Có một số thách thức liên quan đến việc tạo ra các chương trình giáo dục nhân quyền sau đại học. Trước hết, việc thiếu chính sách chính thức về giảng dạy nhân quyền trong hệ thống giáo dục tạo nên một rào cản to lớn. Điều này có nghĩa là phải khắc phục tình trạng thiếu định hướng, hỗ trợ và hướng dẫn rõ ràng để có thể bắt đầu một chương trình đại học được công nhận về nhân quyền. Các chương trình thường là sáng kiến của những cá nhân tận tụy có mối quan tâm cá nhân đến lĩnh vực này.
Nhìn chung, thiếu các nguồn lực học thuật chất lượng cao vượt ra ngoài cấp độ tổ chức. Là một ngành học, nhân quyền vẫn còn mới mẻ và nghiên cứu học thuật về nhân quyền tương đối mới khi so sánh với các lĩnh vực nghiên cứu đã được công nhận khác như luật hoặc khoa học chính trị. Thêm vào đó, trên toàn cầu, phần lớn các chương trình nhân quyền được giảng dạy theo quan điểm pháp lý, do đó, phương pháp tiếp cận khoa học xã hội đa ngành khiến nó trở nên đặc biệt khó khăn. Những hệ quả đối với việc triển khai các chương trình giáo dục nhân quyền chuyển thành nhu cầu về cả tài liệu nghiên cứu và giảng dạy chất lượng, cũng như đội ngũ giảng viên có trình độ. Điều này đặc biệt đúng với chương trình tiếng Thái, nơi các nguồn lực phải được dịch sang tiếng Thái.
Sự đổi mới của chương trình Tiến sĩ về Nghiên cứu Nhân quyền và Hòa bình cũng đặt ra một thách thức cụ thể trong việc kết hợp hai ngành học có liên quan với các phương pháp tiếp cận riêng biệt thành một chương trình cấp bằng (nhân quyền từ luật và nghiên cứu xung đột và hòa bình từ khoa học xã hội). Chương trình Tiến sĩ nhằm mục đích phản ánh thế giới đương đại, nơi không tồn tại sự phân chia rõ ràng giữa các ngành học. Rõ ràng là hai ngành học này có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức về mặt khái niệm đối với chương trình giảng dạy và do đó là toàn bộ chương trình. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi cho đến nay, phần lớn sinh viên chương trình tiến sĩ đều lựa chọn chuyên ngành nhân quyền cho chương trình nghiên cứu của mình.
Bài học kinh nghiệm
Một tầm nhìn rõ ràng là điều quan trọng để duy trì đội ngũ nhân viên và sứ mệnh thống nhất. Chrsd điều hành các hoạt động của mình với ngân sách hạn chế và đội ngũ nhân viên ít.
Ngoài việc điều hành ba chương trình cấp bằng, với chương trình thứ tư hiện đang được phát triển, tất cả các thành viên trong đội ngũ nhân viên đều rất tích cực trong lĩnh vực nhân quyền. Điều quan trọng là phải xem xét lại sứ mệnh và mục tiêu của chrsd nói chung để đảm bảo rằng tất cả giảng viên và nhân viên của trường đều hướng tới một tầm nhìn chung và có sự hiểu biết chung về cách thức đạt được tầm nhìn này.
Việc thúc đẩy các chương trình và tuyển dụng có mục tiêu là chìa khóa để thu hút một lượng sinh viên đủ tiêu chuẩn. Cần phải đạt được sự cân bằng tinh tế giữa mục tiêu của các chương trình và nhu cầu của sinh viên. Điều này bao gồm các yêu cầu tuyển sinh ứng viên có tính đến năng lực của các chương trình. Nguồn nhân lực của họ, bao gồm khả năng cung cấp sự giám sát phù hợp cho các chủ đề luận án và nghiên cứu tiến sĩ, hạn chế các chương trình nhỏ hơn. Do các tiêu chuẩn giáo dục khác nhau trên khắp khu vực, người ta thấy rằng một số sinh viên có nền tảng học vấn ít nghiêm ngặt hơn và/hoặc người không nói tiếng Anh bản ngữ cần được hỗ trợ thêm để hoàn thành các yêu cầu của chương trình. Điều này đặc biệt liên quan đến chương trình thạc sĩ quốc tế, vì phần lớn sinh viên có nền tảng là tổ chức phi chính phủ. Các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đã được áp dụng cho chương trình tiến sĩ quốc tế, với kỳ vọng cao hơn (sinh viên được kỳ vọng theo đuổi sự nghiệp học thuật); lượng tuyển sinh được giữ ở mức thấp hơn để đảm bảo cả chất lượng học thuật cao của sinh viên và khả năng giám sát cũng như lĩnh vực chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
Việc thiết kế chương trình giảng dạy trong một lĩnh vực có ít nguồn lực học thuật hơn cũng đặt ra những thách thức. Cung cấp các chủ đề hấp dẫn và phù hợp phản ánh những thách thức hiện tại trong lĩnh vực nhân quyền là một nhiệm vụ đang diễn ra. Sự cân bằng giữa trình độ và chiều sâu của các chủ đề phản ánh nhu cầu của sinh viên với các trình độ học vấn và kinh nghiệm thực tế khác nhau.
TS. Phan Thanh Thanh
Viện Nghiên cứu Quyền con người, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam