Giáo dục quyền con người được coi là một cách để xây dựng và đẩy mạnh kiến thức về quyền con người cũng như những thái độ và kỹ năng cần thiết để thực hiện quyền con người. Ở Việt Nam, giáo dục quyền con người không chỉ là trách nhiệm quốc tế mà còn được xem là nhiệm vụ tự thân xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn về hiệu quả của sự vận dụng giáo dục quyền con người trong các trường hiện nay là rất khiêm tốn. Sự lồng ghép hiện nay hết sức nghèo nàn thông qua các môn học như Đạo đức ở cấp tiểu học hay Giáo dục công dân ở cấp THCS.

Ảnh minh họa. Nguồn: congthuong.vn.

Nội dung

Giáo dục quyền con người được coi là một cách để xây dựng và đẩy mạnh kiến thức về quyền con người cũng như những thái độkỹ năng cần thiết để thực hiện quyền con người. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, để mọi người có thể thực hiện quyền con người như một thói quen, các chủ thể của quyền cần nắm rõ quyền của họ và có thái độ, kỹ năng để đấu tranh cho các quyền đó, cần hiểu rõ nghĩa vụ thực hiện quyền con người của họ và có thái độ, kỹ năng tôn trọng, bảo vệ đầy đủ các quyền con người; thông qua đó, góp phần tạo ra một nền văn hóa, nâng cao nhận thức xã hội, phòng ngừa các hành vi vi phạm, biết cách tự bảo vệ các quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn trọng quyền và tự do của người khác.

Mục đích của giáo dục quyền con người là hướng tới sự tôn trọng công bằng, luật pháp, các quyền và tự do cơ bản của con người, không phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do gì từ phía gia đình, nhà trường, các thành phần khác trong xã hội và ngay trong chính bản thân mỗi công dân; phát triển toàn diện cá nhân con người và ý thức tôn trọng con người; thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng giới và sự đoàn kết giữa quốc gia, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; khả năng hoạt động một cách có hiệu quả của tất cả mọi người trong một xã hội tự do.

Về cơ bản mục tiêu của giáo dục phải hướng tới: việc phát triển đầy đủ nhân cách con người và tăng cường sự tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản. Theo đó, giáo dục quyền con người phải luôn gắn với giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống , ý thức về những giá trị quyền con người được bảo đảm và bảo vệ. Mọi người phải nhận thức được những quyền con người mà mình được bảo vệ tránh sự xâm phạm như phải tôn trọng quyền của những chủ thể còn lại trong xã hội.

Từ đó, mục tiêu trước hết của giáo dục quyền con người đối với mọi tầng lớp nhân dân là nâng cao sự tôn trọng và lòng tự tin của người dân về các quyền cơ bản mà họ được hưởng.

Việt Nam luôn xác định giáo dục quyền con người là một trong những biện pháp thực thi quyền con người. Bởi vì, giáo dục là công cụ chuyển tải những kiến thức cơ bản về các quyền con người, hình thành ý thức tôn trọng quyền con người. Ở Việt Nam, giáo dục quyền con người không chỉ là trách nhiệm quốc tế mà còn được xem là nhiệm vụ tự thân xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

- Lồng ghép công ước về quyền trẻ em, công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối với phụ nữ, Công ước về quyền của người khuyết tật vào sách giáo khoa để phổ cập đến toàn dân.

-  Nâng cao nhận thức của người dân về các công ước quốc tế về quyền con người.

- Thúc đẩy tuyên truyền để góp phần nâng cao kiến thức của cán bộ nhà nước và người dân về quyền con người.

2. Phương pháp giáo dục quyền con người

Đối với GVTHCS giảng dạy chủ yếu là trẻ em dưới 14 tuổi vị thành niên thì việc giáo dục quyền con người cần thiết phải được lồng ghép một cách linh hoạt trong hoạt động giáo dục tại nhà trường. Tuy nhiên, thực tiễn về hiệu quả của sự vận dụng giáo dục quyền con người trong các trường hiện nay là rất khiêm tốn. Sự lồng ghép hiện nay hết sức nghèo nàn thông qua các môn học như Đạo đức ở cấp tiểu học hay Giáo dục công dân ở cấp THCS.

Phương pháp giáo dục quyền con người thực sự không có gì khác biệt so với phương pháp sư phạm nói chung. Tuyệt đại đa số các giáo viên vẫn coi giáo dục quyền con người là một nội dung giảng dạy và học sinh là đối tượng nghe giảng... Tất cả những điều ấy đã biến giáo dục quyền con người trong các trường phổ thông của Việt Nam thành việc giảng dạy về quyền con người. Cách tiến hành như vậy làm giảm hiệu quả của hoạt động giáo dục quyền con người. Giáo dục quyền con người trong các trường phổ thông phải được nhìn nhận ở những hoạt động ngoài việc giảng dạy các môn Đạo đức hay Giáo dục công dân. Đó chính là việc nhà trường, các thầy cô là những tấm gương về lòng thương yêu con người. Xây dựng các chương trình ngoại khóa tham gia vào các hoạt động bảo trợ xã hội, các hoạt động vì cộng đồng. Hay qua từng bài giảng của mình ở những môn học khác nhau, giáo viên phải khơi gợi lên tình thương yêu con người, yêu thương đồng loại.

Ngoài hoạt động giáo dục ở nhà trường thì trong cuộc sống, gia đình, cha mẹ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng nhân cách của trẻ thơ, phân biệt thiện ác, tốt xấu, phân biệt đâu là hành động nên làm và đâu là hành động cần phải tránh... Gia đình cùng với nhà trường phải định hướng hình thành hệ giá trị sống cho các em. Có thể nói trẻ vị thành niên có một nhu cầu cao hơn trong giáo dục quyền con người, bởi ở lứa tuổi này các em đã xây dựng cho mình hệ thống những giá trị nhất định có thể là chưa đầy đủ nhưng nó giúp các em có chính kiến riêng của mình. Chính vì thế ở lứa tuổi này, các em cần phải được tiếp xúc với quyền con người mang tính khái niệm ở những góc độ nhất định. Bởi ở lứa tuổi này không chỉ đơn thuần là việc nói cho các em biết cái này tốt, cái kia không tốt mà chúng ta phải xây dựng cho các em những quy luật tư duy nhất định về những hệ giá trị cần được trân trọng. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này, các em bắt đầu hình thành, thiết lập những quan hệ pháp lý nhất định, chính vì thế các em cũng phải nhận thức về quyền con người cao hơn ở mức độ chỉ là sự phân biệt những giá trị sống nhân văn, tốt và xấu. Các em cần nhận thức rõ về những quyền cụ thể của mình cũng như cách bảo vệ nó. Thực tế cho thấy việc đưa nội dung về quyền trẻ em và những quyền công dân cơ bản vào truyền đạt tại các trường phổ thông hiện nay là một yếu tố hợp lý, mang ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền con người đối với các đối tượng này.

Để có được kết quả đó, các trường phải thực hiện nhiều hoạt động như đẩy mạnh hoạt động truyền tải giáo dục về quyền con người vào chương trình đào tạo các cấp, triển khai các hoạt động nghiên cứu về quyền con người, đồng thời xây dựng các chương trình/kế hoạch nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quyền con người.

Giảng dạy lồng ghép giáo dục quyền con người cho phù hợp với từng cấp học, cụ thể:

+ Ở cấp tiểu học, các kiến thức về quyền con người được truyền tải ở mức độ đơn giản nhưng rõ ràng.

+ Các bài học về quyền con người ở cấp trung học cơ sở và phổ thông đã mang tính tiếp cận cụ thể nhiều nội dung của quyền con người. Do đó, dù các bài học vẫn được thiết kế thông qua bối cảnh sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với nhận thức xã hội của học sinh theo từng độ tuổi nhưng các bài học chứa đựng những kiến thức rộng và sâu hơn về quyền con người.

+ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em lần đầu tiên là chủ đề của một bài học trong chương trình giảng dạy phổ thông Chương trình học môn Giáo dục công dân dành cho học sinh lớp 6, ngoài ra các quyền học tập, quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về thư tín cũng là nội dung chính của nhiều bài học khác.

+ Chương trình giảng dạy từ lớp 7 đến lớp 9 đã lồng ghép các quyền về môi trường và tự do tín ngưỡng, tôn giáo,…

Các hoạt động tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ, sân khấu hóa, tiểu phẩm, đóng vai trong trường học… Để các em thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân cũng như tránh làm những việc sai trái vi phạm quyền con người.

3. Những thuận lợi và khó khăn trong giáo dục QCN trong GDNN

a) Thuận lợi

Thứ nhất, việc triển khai công tác giáo dục QCN tại Việt Nam nói chung và trong GDNN nói riêng phù hợp với xu thế trên thế giới và Việt Nam. Đối với việc giáo dục quyền con người ở bậc THCS đã được đưa vào môn học giáo dục công dân các chủ đề khá cụ thể các em được học và tìm hiểu qua từng bài học.
Thứ hai, các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực về người dạy đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng nhà giáo từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm.
Hầu hết nhà giáo tận tụy, cống hiến với sự nghiệp GDNN, có phẩm chất, đạo đức tốt nhiều nhà giáo được công nhận nhà giáo dạy giỏi các cấp.

b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, vấn đề giáo dục QCN trong nhà trường có nhiều hạn chế, khó khăn so với các bậc học khác.
Thứ nhất, ở trường học hiện nay người dạy và người học, chưa nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng và giá trị của giáo dục QCN và thời lượng dành cho các môn học lồng ghép giáo dục quyền con người rất hạn chế.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề giáo dục QCN còn rất hạn chế đối với cả giáo viên và học sinh, cùng với việc thời lượng dành cho các môn lý thuyết hạn chế, do đó, để thúc đẩy giáo dục về QCN đòi hỏi một quá trình lâu dài, thường xuyên, được thực hiện thông qua các môn học và lồng ghép vào toàn bộ quá trình đào tạo.

Thứ hai, các loại hình đào tạo, đối tượng đào tạo trong GDNN rất đa dạng nên việc xây dựng được một giáo trình chuyên sâu và thống nhất về QCN trong GDNN là công việc rất công phu. Việc đưa giáo dục QCN thành một môn học riêng trong GDNN là khó khả thi, do đó, việc đưa nội dung QCN vào chương trình giảng dạy còn tuỳ thuộc vào nhận thức về mức độ cần thiết, ngành nghề đào tạo và năng lực của mỗi cơ sở GDNN. Các vấn đề liên quan đến quyền được lồng ghép trong giáo trình giảng dạy môn GDCD với thời lượng tiết học rất hạn chế

Thứ ba, giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo vẫn còn nhiều bất cập. Chưa được đào tạo chuyên sâu về QCN mới dừng lại ở đối tượng là giáo viên giảng dạy về pháp luật, giáo dục công dân, việc tiếp thu những kiến thức về QCN sẽ gặp nhiều khó khăn.

4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục về quyền con người

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người, tôi cho rằng, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục về nhân quyền để nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh, tằng cường lồng ghép giáo dục quyền con người vào các môn học giáo dục công dân và các môn học khác.

Việc hiểu biết một cách đúng đắn về quyền con người cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền con người là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, việc giáo dục quyền con người phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục để tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền con người; đấu tranh, phê phán với những quan điểm, luận điệu sai trái về quyền con người của các thế lực thù địch có âm mưu chống phá.

Thứ hai, đổi mới hoạt động giảng dạy quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định đúng các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể, hướng đến xây dựng một nền văn hoá nhân quyền.

Chương trình giáo dục quyền con người cần đảm bảo tính hiện đại, ổn định và thống nhất, có sự kế thừa giữa các cấp học. Các nội dung về quyền con người được lồng ghép vào trong các môn học, nhưng chủ yếu vẫn chỉ được coi là một chủ đề trong phạm vi hẹp, dẫn đến chưa có sự gắn kết thực sự chặt chẽ giữa các môn học với nội dung giáo dục nhân quyền.

Thứ ba, vận dụng nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức về quyền con người.

Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục nội dung quyền con người, cần sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp khác nhau bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả; đảm bảo nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng và mục tiêu; Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục quyền con người với các kỹ năng sống, Khuyến khích tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền con người, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người cũng là một hình thức hấp dẫn, có thể đạt hiệu quả cao.

Thứ tư, tăng cường giáo dục về quyền con người; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức chuyên môn phục vụ công tác giáo dục về quyền con người trong hệ thống giáo dục.

Thứ năm, áp dụng công nghệ thông tin và lợi ích của các mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người.

Để hỗ trợ cho các hình thức, phương pháp giáo dục, cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, thông tin về quyền con người, quyền công dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với lợi thế là tính phổ cập, kịp thời và rộng khắp, báo chí là một kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người đạt hiệu quả cao. Ngày nay, sự đa dạng các loại hình báo chí như: báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử đã góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng thông tin.

5. Kiến nghị giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục về quyền con người trong các trường THCS.

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người, chúng tôi cho rằng, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục về nhân quyền để nâng cao nhận thức nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia; lồng ghép giáo dục quyền con người với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chương trình, đề án của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

Việc hiểu biết một cách đúng đắn về quyền con người cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền con người là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, việc giáo dục quyền con người phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục để tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền con người; đấu tranh, phê phán với những quan điểm, luận điệu sai trái về quyền con người của các thế lực thù địch có âm mưu chống phá.

Thứ hai, đổi mới hoạt động giảng dạy quyền con người trong hệ thống giáo dục, xác định đúng các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể, hướng đến xây dựng một nền văn hoá nhân quyền.

Hiện nay ở Việt Nam, các kiến thức về quyền con người cũng trong các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông còn mang tính lý thuyết và trừu tượng. Chương trình giáo dục quyền con người cần đảm bảo tính hiện đại, ổn định và thống nhất, có sự kế thừa giữa các cấp học. Vì vậy, cần thiết phải đưa chương trình giáo dục quyền con người vào tất cả các cấp bậc học và tất cả các ngành học. Khi lồng ghép vấn đề quyền con người phải đảm bảo tính thống nhất, tính liên thông của chương trình; đồng thời cũng đảm bảo tính chủ động, thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong cả nước.

Bên cạnh đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch bài giảng hấp dẫn, đưa nhiều ví dụ minh hoạ thực tế vào bài giảng; tránh phương pháp dạy học một chiều, thiên về lý thuyết tạo tâm lý nhàm chán cho người học.

Thứ ba, vận dụng nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức về quyền con người.

Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục nội dung quyền con người, cần sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp khác nhau bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả; đảm bảo nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng và mục tiêu; Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục quyền con người với các kỹ năng sống cho học sinh.

Khuyến khích tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền con người, phát huy được tính tích cực, chủ động của đối tượng dự thi và giúp họ nhận thức sâu sắc hơn nội dung quyền con người cần tìm hiểu.

Thứ tư, tăng cường giáo dục về quyền con người; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức chuyên môn phục vụ công tác giáo dục về quyền con người trong nhà trường.

Thứ năm, chuẩn hoá việc biên soạn giáo trình, sách, tài liệu giáo dục về quyền con người để cả người dạy và người học tham khảo.

Thứ sáu, áp dụng công nghệ thông tin và lợi ích của các mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người.

Trần Thị Tuyết Mai

Trường THCS Xuân Lập, Long Khánh, Đồng Nai